Tinh dầu có thể dùng điều trị bệnh gút là một trong những phương pháp tự nhiên để kết hợp điều trị bệnh gút. Ngày nay, nhiều người tìm đến sử dụng tinh dầu điều trị bệnh gút. Vậy có những loại tinh dầu chữa gút nào, và sử dụng tinh dầu như thế nào để chữa bệnh gút an toàn và hiệu quả?
Mục lục nội dung
Tổng quan về bệnh gút
Axit uric tích tụ trong khớp gây ra bệnh gút. Bệnh gút thường xuất hiện ở khớp bàn chân, đặc biệt là khớp ngón chân cái, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến những khớp khác. Bệnh gút gây ra những cơn đau đột ngột, kèm theo biểu hiện là sưng, đỏ và nóng rát.
Điều trị bệnh gút tập trung vào việc giảm nồng độ axit uric để axit uric không tích tụ ở khớp. Vì vậy, chế độ ăn uống là được xem là một phần quan trọng của điều trị bệnh gút. Bên cạnh đó, hiện cũng có rất nhiều loại thuốc được dùng để chữa gút và phòng ngừa các cơn đau gút bùng phát.
Ngày nay, một số bệnh nhân gút cho biết, tinh dầu là liệu pháp bổ sung chữa gút rất tốt. Hít tinh dầu có thể làm giảm các cơn đau gút hoặc pha loãng tinh dầu bôi để bôi lên chỗ bị sưng đau do gút có thể giúp giảm đau.
Acid uric
Acid uric là gì?
Acid uric là một hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hydro và nitơ, có công thức C5H4N4O3 được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin. Tiếp theo chúng được hòa tan trong máu và cuối cùng chúng được đưa đến thận và thải ra ngoài qua nước tiểu.
Acid uric là một hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ sỏi thận vào năm 1776 bởi nhà hóa học người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele. Nhà hóa học người Ukraina Ivan Horbaczewski lần đầu tiên tổng hợp axit uric bằng cách nấu chảy urê bằng glycine vào năm 1882
Chỉ số acid uric
Chỉ số acid uric có khả năng quyết định chẩn đoán về bệnh gout mà bệnh nhân có mắc phải hay không, phản ảnh rõ mức độ nghiêm trọng người bệnh đang ở giai đoạn nào.
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa các chất đạm được tìm thấy ở trong nhiều thực phẩm như phủ tạng động vật, đậu Hà Lan, cá biển hoặc những đồ uống có cồn như rượu, bia,…
Axit uric cao có thể do quá trình tăng cung cấp, tăng tạo hoặc giảm thải trừ axit uric qua thận hoặc hỗn hợp cả hai quá trình này. Khi nồng độ axit uric tăng cao kéo dài trong máu có thể dẫn đến một dạng viêm khớp được biết đến với tên bệnh gout. Các hạt lắng đọng trong và xung quanh các khớp dẫn đến hậu quả viêm, sưng và đau khớp, lắng đọng dưới da tạo nên các hạt tophi, có thể tạo sỏi thận và suy thận.
Acid uric bình thường
- Nồng độ Axit uric trong máu ở nam là 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít) nữ 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít)
- Tổng lượng Axit uric trong cơ thể ở nam là khoảng 1200mg, ở nữ là khoảng 600mg
Chỉ số axit uric tốt nhất cho cơ thể là ở mức dưới 6 mg/dl sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh gout. Nồng độ axit uric ở mức 6-7 mg/dl là chỉ số an toàn bình thường.
Acid uric cao
Nồng độ acid uric tăng cao kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ gây viêm khớp, đặc biệt là bệnh gout. Những hạt lắng đọng xung quanh và bên trong khớp gây nên viêm, sưng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây tăng Axit uric nhưng có thể sắp xếp thành 3 loại: Tăng sản xuất Axit uric; giảm bài tiết Axit uric; hỗn hợp giữa tăng sản xuất và giảm bài tiết Axit uric.
Bệnh gút: Những điều cần biết
Cơ chế của bệnh là do tăng acid uric trong máu (> 420μmol/l đối với nam và >360μmol/l đối với nữ, khi tăng nó sẽ lắng đọng ở các cơ quan, tổ chức của cơ thể dưới dạng tinh thể urat (ở màng hoạt dịch gây viêm khớp; ở thận gây viêm thận kẽ, sỏi tiết niệu dần dẫn đến suy thận; sụn xương; sụn khớp, sụn vành tai; ở các mô dưới da: khuỷu tay, mắt cá, gối; ở thành mạch…).
Sự tăng này có thể do nguyên phát hoặc thứ phát trong đó nguyên nhân tăng gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric cộng với những tác nhân do ăn nhiều những thức ăn có chứa nhiều nhân purin (gan, lòng, thịt bò, chó, tôm, cua…), uống nhiều rượu bia là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gút.
Nguyên tắc dinh dưỡng trong bệnh gút
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh gút việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học là rất quan trọng. Trường hợp muốn giảm cân thì cũng nên giảm từ từ, nếu giảm cân nhiều và nhanh quá sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm. Tránh ăn no quá nhất là vào buổi tối vì bữa ăn nặng là yếu tố stress để hình thành acid uric.
- Kiểm soát lượng đạm (protein): 1g/kg cân nặng/ngày. Nhu cầu protein giảm hơn ở các trường hợp có biến chứng về thận ( viêm cầu thận cấp, suy thận cấp, suy thận mạn). Chọn những thực phẩm có chứa ít purin.
- Đảm bảo đủ năng lượng: 30 – 35 kcal/kg cân nặng/ngày. Nhu cầu năng lượng giảm đối với bệnh nhân béo phì.
- Béo: chiếm 20 -22% tổng số năng lượng cả ngày, Cholesterol < 300mg/ngày.
- Nước: uống nhiều nước > 2 lít/ ngày.
- Cung cấp đầy đủ vitamin và muối khoáng.
Lựa chọn thực phẩm trong bệnh gút
Thực phẩm nên dùng
- Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Gạo, ngô, phở, mỳ gạo,… khoai củ: khoai lang, khoai tây, khoai môn, khoai sọ, sắn, miến,…
- Các loại rau xanh: bí xanh., rau ngót, rau dền,…
- Các loại quả chín ngọt: lê, táo, nho, mít, dưa hấu,…
- Các thực phẩm có hàm lượng purin thấp: ngũ cốc, bơ, đường, sữa, phomai, rau quả… Nếu ăn thịt chỉ nên ăn 100g với người có cân nặng < 50kg và 150g với người có cân nặng > 50kg.
- Các loại nước uống có bicarbonat.
Thực phẩm hạn chế dùng
- Các thực phẩm có hàm lượng purin cao: nước luộc thịt, nấm, măng tây, phủ tạng động vật, gan, bầu dục, tim,…
- Các loại quả có vị chua: cam chua, xoài xanh, cóc, nho chua, me,…
Thực phẩm không nên dùng
- Không sử dụng rượu, bia, chè, cà phê,…
Các loại tinh dầu chữa gút
Từ lâu, tinh dầu đã được sử dụng như một liệu pháp chữa bệnh, tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng, tinh dầu không phải là một phương pháp điều trị độc lập. Đối với bệnh gút, tinh dầu là liệu pháp hỗ trợ và bổ sung giúp người bệnh chống lại những đợt bùng phát bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh gút bao gồm dùng thuốc, chế độ ăn kiêng và giảm cân. Tuy nhiên, tinh dầu lại có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp kiểm soát những triệu chứng của bệnh dựa vào dược chất có trong tinh dầu. Mỗi loại tinh dầu lại có khả năng làm thuyên giảm các triệu chứng khác nhau của bệnh như tiêu viêm, giảm đau và giảm nồng độ axit uric.
Có những loại tinh dầu chữa gút được chia thành 2 nhóm sau:
- Tinh dầu giúp giảm viêm và giảm đau: tinh dầu nụ đinh hương, copaiba, hoắc hương, helichrysum, cỏ vetiver, cỏ thi, …
- Tinh dầu giúp giảm viêm: tinh dầu cam quýt, sả, rau mùi, hoa oải hương, phong lữ, tía tô đất, hoa cam, sả hoa hồng, hoa hồng, cỏ xạ hương, cam đắng, hoàng lan.
- Tinh dầu giúp giảm nồng độ axit uric: tinh dầu sả, gừng, nghệ, cỏ xạ hương.
Sử dụng tinh dầu chữa gút như thế nào để an toàn và hiệu quả?
Hầu hết các loại tinh dầu đều an toàn để sử dụng, tuy nhiên nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Trước khi sử dụng tinh dầu chữa gút cần lưu ý:
- Tìm mua tinh dầu từ những công ty có uy tín để tránh pha thêm tạp chất. Tốt nhất là nên tìm mua những loại tinh dầu ở dạng tinh khiết nhất và không chứa chất độn.
- Với những tinh dầu có độ đậm đặc cao, hãy chú ý pha loãng tinh dầu với các loại dầu nền khác như dầu dừa, dầu ô liu hoặc dầu jojoba trước khi bôi lên vùng bị gout.
- Không ăn hoặc uống trực tiếp tinh dầu.
- Mặc dù sử dụng tinh dầu chữa gút mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cần lưu ý tinh dầu có thể gây ra những tác dụng phụ là đau đầu, kích hoạt hen suyễn hoặc các vấn đề khác tùy vào mỗi người.
- Đối với những người bị nhạy cảm hoặc có cơ địa dị ứng, tinh dầu có thể gây kích ứng và phát ban, đặc biệt là các loại tinh dầu được chiết xuất từ vỏ quế, hoa nhài, sả, hoa cúc, cam, … Hãy thử nhỏ vài giọt tinh dầu đã pha loãng lên da và đợi trong vòng 24 giờ để xem cơ thể có gặp phản ứng với tinh dầu không.
- Trường hợp sử dụng tinh dầu bôi chữa gút và khiến da bị kích ứng, đỏ, ngứa hoặc sưng tấy trong 24 giờ, hãy rửa sạch vùng da đó bằng xà phòng và nước. Nếu không thuyên giảm hãy đến gặp bác sĩ ngay.
- Một số loại tinh dầu có thể nhạy cảm với ánh sáng và gây bỏng hoặc thay đổi sắc tố da như cam, thì là, bưởi, chanh, …. Nên tránh ánh nắng mặt trời hoặc tắm nắng trong vòng 24 giờ sau khi bôi lên da.
Tinh dầu giúp giảm nồng độ axit uric
Tinh dầu sả
Sả là thành phần phổ biến có mặt trong kem dưỡng ẩm và dầu gội đầu vì mùi thơm nhẹ và dễ chịu. Các nghiên cứu về tinh dầu chữa gút có chiết xuất từ cây sả cho thấy sử dụng liều lượng mạnh có thể làm giảm nồng độ axit uric. Trong y học dân gian, trà sả đã được sử dụng để giảm đau và tiêu viêm. Ngoài ra, tinh dầu sả cũng có đặc tính kháng khuẩn.
Tinh dầu gừng
Gừng không chỉ được sử dụng như một loại gia vị mà còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh gút, nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Chiết xuất từ gừng có thể làm giảm nồng độ axit uric và ngăn ngừa các đợt bùng phát gút trong tương lai.
Để điều trị bệnh gút, có thể sử dụng gừng tươi trong nấu ăn hoặc pha trà. Chiết xuất tinh dầu gừng có thể được thêm vào trà hoặc đồ uống khác, dạng bột trong viên nang có thể nuốt trực tiếp. Để bôi lên vùng bị gout, nên pha loãng tinh dầu gừng với các loại dầu nền khác.
Tinh dầu cây quế
Tinh dầu từ cây quế thường được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền Trung Quốc để điều trị bệnh đau dạ dày và các bệnh viêm nhiễm khác. Cây quế được biết đến như là một trong những loại dược liệu quan trọng nhất để điều trị tình trạng viêm.
Ngoài ra, tinh dầu cây quế giúp làm giảm đáng kể nồng độ axit uric, từ đó giúp ngăn ngừa các cơn gút trong tương lai. Để điều trị bệnh gút, pha loãng tinh dầu quế với dầu nền rồi bôi lên vùng bị đau.