Tăng khả năng tập trung qua 9 thói quen

Tăng khả năng tập trung cần rèn luyện mỗi ngày để làm việc hiệu quả hơn nhằm đạt năng suất cao và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Vậy làm sao để bạn giữ vững được khả năng tập trung suốt cả ngày?

Mục lục nội dung

Tập trung là gì và cách mà bộ não hoạt động 

Tập trung là gì 

Các chuyên gia định nghĩa tập trung là hành động dành mọi sự quan tâm hoặc chú ý của bạn vào một điều gì đó.

Để tập trung vào một việc, mặc định là bạn phải bỏ qua rất nhiều thứ khác.

Cách mà bộ não hoạt động

Tập trung chỉ có thể xảy ra khi chúng ta đã nói YES với một lựa chọn và NO với tất cả các lựa chọn khác. Nói cách khác, loại bỏ những thứ không quan trọng là điều kiện tiên quyết để tập trung.

Dĩ nhiên, không phải bạn sẽ nói không với một điều gì đó suốt cả đời, nhưng trong một khoảnh khắc nhất định, bạn buộc phải nói không. Bạn luôn có thể làm việc khác sau đó, nhưng trong thời điểm hiện tại, sự tập trung đòi hỏi bạn chỉ làm một việc.

Tập trung là chìa khóa cho năng suất bởi vì việc nói không với mọi lựa chọn khác sẽ mở ra khả năng của bạn để hoàn thành một việc còn lại một cách tốt nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tập trung

Khó tập trung có thể xuất phát từ những hoạt động đang diễn ra xung quanh chúng ta. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm sự gián đoạn từ đồng nghiệp, sự xao nhãng từ bạn cùng phòng hoặc thành viên gia đình của hoặc những thông báo trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, khó tập trung cũng có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần tiềm ẩn.

  • ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) có thể tạo ra những thách thức về trí nhớ và học tập cho cả người lớn và trẻ em. Những người mắc chứng rối loạn này thường có đặc điểm là không chú ý, hiếu động và bốc đồng dai dẳng. Điều trị có thể giúp cải thiện các triệu chứng của ADHD.
  • Rối loạn hoặc suy giảm chức năng nhận thức có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và học tập. Những rối loạn này có thể bao gồm chậm phát triển hoặc khuyết tật, chấn thương não hoặc tình trạng thần kinh gây ra các vấn đề với chức năng não.
  • Những rối loạn về sức khỏe tâm thần không được điều trị như trầm cảm hoặc lo lắng chủ yếu liên quan đến những thay đổi về tâm trạng và các triệu chứng cảm xúc khác, nhưng chúng cũng có thể khiến chúng ta khó tập trung hoặc khó khăn trong học tập và ghi nhớ thông tin mới.
  • Các chấn thương ở đầu có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ. Điều này thường là tạm thời, nhưng những khó khăn trong việc tập trung có thể kéo dài trong khi chấn thương lành lại.
  • Viễn thị và các vấn đề khác về thị lực có thể gây ra các vấn đề về khả năng chú ý và tập trung. Nên đi kiểm tra mắt nếu cảm thấy khó tập trung hơn bình thường, hay bị đau đầu hoặc thấy mình nheo mắt.

Tại sao chúng ta không thể tập trung

Đối với trẻ em

Sự ra đời của các mạng xã hội Youtube, Facebook, Tiktok… và sự phát triển của những ngành quảng cáo đã kéo theo hệ lụy của cả một thế hệ trẻ em.

Ngay từ nhỏ, trẻ em (đặc biệt là những bé dưới 4 tuổi) khi mà chúng chưa có sự nhận thức đầy đủ về thế giới bên ngoài thì bây giờ phải xem quá nhiều quảng cáo đến từ các thiết bị điện tử.

Xem thêm:  Tóc bạc của mẹ sợi nhớ sợi thương

Điều này khiến cho não bộ của chúng lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng.

Khi đó các neuron thần kinh sẽ không thể dễ dàng tạo ra sự kết nối mới, con trẻ của chúng ta không thể học hỏi thêm những cái mới nhanh như vốn có được.

Chưa hết, khi những lựa chọn trên internet quá nhiều (quá nhiều video để xem, quá nhiều đề xuất để lựa chọn, quá nhiều chương trình giải trí…) và con của bạn đã quen với việc đó thì khi không còn ở trên môi trường đó nữa, chúng sẽ cảm thấy rất hụt hẫng!

Cuộc sống bên ngoài thực tế quá tẻ nhạt so với môi trường trực tuyến, rất chậm rãi. Điều này là mầm mống gây ra tính “cả thèm chóng chán” của giới trẻ ngày nay và nặng nề hơn là bệnh TRẦM CẢM ở trẻ em. Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng tích cực từ những nền tảng mới với cuộc cách mạng thông tin đã thay đổi cuộc sống của chúng ta ra sao, nhưng cái giá mà con em ta phải trả cũng không hề nhỏ.

Đối với người đã trưởng thành

Có một sự thật: hầu hết mọi người không gặp khó khăn với việc tập trung mà chúng ta gặp khó khăn trong việc quyết định.

Vì sao?

Bởi hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh đều có một bộ não có khả năng tập trung nếu chúng ta loại bỏ được những thứ gây phiền nhiễu.

Để hiểu rõ hơn điều này, mình lấy một ví dụ: Bạn đã bao giờ có một nhiệm vụ mà bạn bắt buộc phải hoàn thành chưa?

Chuyện gì đã xảy ra?

Có thể trước đó bạn đã trì hoãn, nhưng một khi mọi việc trở nên khẩn cấp và bạn buộc phải đưa ra quyết định thì bạn lại hành động. Bạn đã hoàn thành nó vì DEADLINE.

Học hoặc làm bài tập sát giờ trước ngày thi, nộp đồ án hoặc một dự án quan trọng nào đó khi bạn đi làm…

Thay vì làm công việc khó khăn là chọn một thứ để tập trung vào từ đầu, chúng ta thường thuyết phục bản thân rằng đa nhiệm là một lựa chọn tốt hơn, chúng ta có thể vừa làm cái này vừa làm thêm cái khác.

Sự thật là đa nhiệm (multitasking) chưa bao giờ hiệu quả.

Tăng khả năng tập trung nhờ giấc ngủ

Ngủ đủ giấc

ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể dễ dàng làm gián đoạn khả năng tập trung, chưa kể đến các chức năng nhận thức khác, chẳng hạn như trí nhớ và sự chú ý. Tình trạng thiếu ngủ thi thoảng mới diễn ra có thể không gây ra quá nhiều vấn đề nhưng thường xuyên không có được giấc ngủ ngon, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và hiệu quả khi làm việc.

Mất ngủ có thể khiến cơ thể mệt mỏi quá mức, thậm chí có thể làm chậm phản xạ và ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc làm các công việc hàng ngày khác.

Lịch làm việc dày đặc, các vấn đề sức khỏe và các yếu tố khác đôi khi khiến chúng ta khó ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải cố gắng đạt được gần với khoảng thời gian được khuyến cáo nhất có thể trong hầu hết các đêm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người lớn nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Một số bí kíp giúp bạn ngủ đủ giấc

  • Tắt TV, điện thoại và các thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ.
  • Giữ phòng ngủ ở nhiệt độ thoải mái nhưng mát mẻ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ bằng âm nhạc, tắm nước ấm hoặc đọc sách.
  • Đi ngủ và thức giấc vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.
  • Tập thể dục thường xuyên, nhưng cần tránh tập nặng ngay trước khi đi ngủ.
Xem thêm:  Ăn hàu có tốt không? Lợi ích từ hàu

Sử dụng thực phẩm chức năng

Ginkgo Biloba 2000mg

>>Ginkgo Biloba 2000mg Healthy Care

>>Ginkgo Biloba 2000mg Nature’s Way

9 thói quen nâng cao khả năng tập trung

Đơn giản hóa công việc

Làm nhiều việc một lúc không phải là điều gì đó quá xa lạ với chúng ta ngày nay. Thế nhưng thực tế cho thấy hiệu quả của việc này không nhiều như tác hại của nó. Tình trạng nhớ nhớ quên quên sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng quá tải và chẳng thể làm tốt được công việc của mình.

Nếu có thể thì bạn hãy làm cho công việc của mình càng đơn giản càng tốt. Một người làm nhiều việc một lúc mà không hiệu quả sẽ chẳng bao giờ được đánh giá cao bằng một người chỉ làm một việc nhưng lại thực sự tốt.

Thiền

Đừng vội nghĩ rằng điều này có liên quan gì đó đến tôn giáo, bởi thiền là một trong những phương pháp rất tốt để tĩnh tâm và tăng cường sự tập trung. Bằng cách ngồi thiền, bạn sẽ có thể tự mình giảm những áp lực trong đầu óc và tập trung suy nghĩ một cách tốt hơn.

Thiền

Một nghiên cứu tại Đại học North Carolina cũng cho thấy những sinh viên thực hiện ngồi thiền trong 20 phút mỗi ngày trong bốn ngày liên tục đạt được những kết quả tốt hơn rõ rệt trong những bài kiểm tra về nhận thức.

Chỉ cần ngồi thiền 10 đến 20 phút mỗi ngày cũng cho kết quả như mong đợi. Hơn nữa, thậm chí bạn còn thấy khả năng tập trung của mình được cải thiện chỉ sau 4 ngày. Vì vậy, nếu bạn muốn tập trung học một lúc nhiều giờ liền, hãy bắt đầu buổi sáng bằng việc tập trung vào hơi thở.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục không chỉ có lợi cho cơ thể, nó có có tác dụng tăng cường “sức khỏe” cho não bộ – thứ giúp bạn suy nghĩ và tất nhiên là cả tập trung nữa. Nhiều người quá bận rộn để có thể dành một chút thời gian thể dục mỗi ngày, nhưng có lẽ họ nên suy nghĩ nghiêm túc về việc đó nếu muốn có khả năng tập trung tốt hơn.

Đặc biệt, các nhà khoa học cho rằng tập thể dục thường xuyên có hiệu quả kích thích tạo ra một chất trong não bộ giúp cải thiện bộ nhớ và các chức năng khác của não bộ.

Tạo To-do-list

Tạo To-do-list

Một phương pháp không hề mới nhưng chưa bao giờ hết hiệu quả trong công việc. Nó chẳng có gì phức tạp cả, hãy viết ra những việc bạn cần làm trong ngày, trong tuần vào một tờ giấy hay vào bất cứ chỗ nào mà bạn có thể quan sát thường xuyên. Bằng cách đó bạn sẽ luôn biết được mình cần làm những gì và đã làm được những gì.

Thói quen này đặc biệt hữu dụng với những ai thực sự kém trong việc ghi nhớ và tập trung. Bạn sẽ chỉ cần nhìn vào đầu việc và tập trung vào thứ mình cần làm là đủ.

Nghỉ giải lao

Điều này có lẽ cũng chẳng xa lạ gì với phần lớn chúng ta, dù rằng đôi khi chúng ta quá mải mê với công việc đến mức quên đi điều đó. Dù đó là xem những đoạn video vui nhộn, ngồi nghe nhạc, đi dạo vài phút,… thì chúng đều vô cùng hiệu quả để não bộ tìm được sự thư giãn sau quá trình hoạt động của nó.

Giải lao hợp lý cho phép bạn có sự tập trung tốt hơn, nhưng sa đà vào nó lại có thể khiến bạn quên mất là mình đang làm điều gì. Hãy cố gắng kiểm soát khoảng thời gian nghỉ ngơi của mình nhé.

Xem thêm:  12 chòm sao sẽ làm gì khi thích một người

Rèn luyện sự tập trung cho não bộ

Rèn luyện sự tập trung cho não bộ

Thực tế thì não bộ cũng có cơ chế hoạt động riêng của nó, và nếu bạn rèn luyện thì khả năng hoạt động lẫn tính hiệu quả của nó sẽ trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều.

Có rất nhiều cách để luyện tập sự tập trung cho não bộ: sử dụng các ứng dụng như Lumosity, Cogmed hay thậm chí là… chơi games. Nhưng tính hiệu quả của những phương pháp này đang được nghiên cứu thêm trước khi được khoa học công nhận chính thức. Hãy cố gắng đọc sách hoặc những nội dung dài một cách chậm rãi. Bên cạnh những quyển sách, hãy cố gắng đọc một hoặc hai bài viết dài mỗi tuần.

Tìm những nơi yên tĩnh

Thật không may, càng tiếp xúc với tiếng ồn thì cơ thể của chúng ta càng mất tập trung hơn. Nó có thể không đúng hoàn toàn với tất cả mọi người (một số người sử dụng âm thanh để tập trung), nhưng với hầu hết mọi người thì một môi trường yên tính sẽ giúp tập trung hơn rất nhiều.

Bạn không cần đến một vùng quê yên tĩnh để tìm sự tập trung cho mình, nhưng hãy có gắng tách biệt vị trí làm việc của bạn với những tiếng ồn không đáng có.

Ngoài ra bạn có thể thiết kế không gian làm việc cho riêng bạn, một nghiên cứu cho thấy, người tự sắp xếp không gian làm việc có năng suất lao động cao hơn 32% người bình thường.

  • Nghe nhạc cổ điển Baroque: Trong một nghiên cứu về cuộc sống làm việc của các bác sĩ X-quang cho thấy, việc nghe nhạc cổ điển Baroque đã giúp họ cải thiện tâm trạng, sự hài lòng trong công việc và giúp chẩn đoán bệnh với độ chính xác, năng suất cao hơn.
  • Nghe âm thanh tự nhiên: Nghe những âm thanh đến từ môi trường tự nhiên là một cách giúp tăng sự tập trung hiệu quả. Các nhà nghiên cứu cho biết, nghe những âm thanh như tiếng nước chảy, mưa rơi… trong văn phòng làm việc có thể tăng cường khả năng nhận thức và tối ưu hóa khả năng tập trung.
  • Trồng cây hương thảo (rosemary): Nghiên cứu cho thấy, tinh dầu cây hương thảo có thể cải thiện tốc độ và tăng khả năng nhận thức khi làm việc.

Thư giãn mắt

Sự ảnh hưởng của những chiếc máy tính ngày nay thì việc thư giãn mắt có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm lại sự tập trung cho công việc. Lý do là những màn hình kỹ thuật số sẽ khiến mắt chúng ta bị mỏi mệt nếu như dành quá nhiều thời gian để nhìn vào chúng.

Có nhiều cách để thư giãn mắt, nhưng có lẽ phổ biến nhất vẫn là cách được các vị bác sĩ dành cho chúng ta từ bé. Mỗi khi mỏi mắt, hãy nhìn tập trung vào một vị trí ở xa. Hãy nhìn vào đó trong khoảng 10-20 giây, trước khi chớp mắt liên tục trong khoảng 10 giây và lại tiếp tục như bước 1. Nó sẽ cho phép mắt bạn có khoảng thời gian thư giãn mà nó xứng đáng được có.

 Tìm cho bản thân 1 quy trình

Mỗi người lại có một cách rất riêng để tìm sự tập trung và hiệu quả trong công việc. Và nếu bạn đã tìm được nó, hãy biến nó thành một quy trình của riêng bạn để áp dụng khi cần đến.

Hãy bắt đầu bằng việc tìm một nơi yên tĩnh, sau đó là lựa chọn cách thức giải quyết vấn đề hiệu quả nhất mà bạn thường dùng,… Dần dà bạn sẽ luôn có được sự tập trung cần thiết mỗi khi sử dụng quy trình của chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.