Rụng tóc được định nghĩa là mất tóc từ cơ thể. Rụng tóc thường là một nguyên nhân gây quan tâm lớn cho bệnh nhân do mỹ phẩm và tâm lý, nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu quan trọng của bệnh hệ thống.
Mục lục nội dung
Sinh lý tóc
Rụng tóc là một tình trạng sinh lý bình thường. Thông thường mỗi sợi tóc có thời gian sống từ 8 tháng đến 5 năm, sau đó sẽ rụng đi và được thay thế bằng tóc mới.
Trung bình một người bình thường mỗi ngày có thể rụng từ 50 – 100 sợi.
Chu kỳ tăng trưởng của tóc
Tóc phát triển theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ bao gồm các giai đoạn:
- Anagen: Giai đoạn phát triển dài (từ 2 đến 6 năm)
- Catagen: Giai đoạn apoptotic chuyển tiếp (3 tuần)
- Telogen: Giai đoạn nghỉ ngơi ngắn (2 đến 3 tháng)
Vào cuối giai đoạn nghỉ ngơi, tóc rụng (ngoại sinh). Thông thường, khoảng từ 50 đến 100 sợi tóc hết vòng đời mỗi ngày và rụng. Khi một sợi tóc mới bắt đầu phát triển trong nang lông, chu kỳ bắt đầu lại.
Rối loạn của chu kỳ tăng trưởng tóc
- Anagen effluvium – Một sự gián đoạn của giai đoạn phát triển gây ra sự mất bất thường của các sợi tóc anagen là rụng tóc anagen
- Rụng tóc telogen (hơn 100 sợi tóc/ngày bước vào giai đoạn nghỉ ngơi)
Rụng tóc bệnh lý là gì?
Rụng tóc sinh lý
Thông thường mỗi sợi tóc có thể sống được khoảng từ 8 tháng đến 5 năm. Vì vậy, trong một chu kỳ sống, tóc sẽ dần già, yếu đi và rụng là điều bình thường.
Một người khỏe mạnh có thể rụng từ 50 đến 100 sợi tóc/ngày. Sau khi tóc rụng một lượng tóc mới sẽ được mọc lên để thay thế, bù lại số lượng sợi tóc đã bị rụng để đảm bảo độ dày ổn định cho mái tóc.
Rụng tóc bệnh lý
Khi lượng tóc rụng lớn hơn 100 sợi/ ngày thì được gọi là bệnh rụng tóc. Nhận biết tình trạng rụng tóc bệnh lý qua một số dấu hiệu như:
- Rụng tóc nhiều (trên 100 sợi/ngày), nhất là khi gội đầu, ngủ dậy và khi vuốt tóc, chải đầu thấy lượng tóc bám vào nhiều hơn bình thường.
- Tóc con mọc lên thì tóc yếu, mảnh, xoăn hoặc thậm chí không có tóc con mọc lên
- Tóc mảnh, thưa có thể thấy rõ da đầu ở nữ.
- Tóc rụng thành từng mảng, có thể gây hói nhẹ đối với nam.
Rụng tóc do một số bệnh lý
Các nguyên nhân gây rụng tóc thường là do sự mất cân bằng yếu tố nội tiết nam hay nữ, căng thẳng, stress, yếu tố di truyền, thiếu dinh dưỡng, lạm dụng các hóa chất làm đẹp…Tuy nhiên rụng tóc có thể do các nguyên nhân bệnh lý sau:
Bệnh lý tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp gây ra tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Bệnh suy giáp gây giảm lượng hormone, tuyến giáp hoạt động kém; Hoặc bệnh cường giáp cơ thể sản xuất quá nhiều hormone, tuyến giáp hoạt động quá mức.
Rụng tóc là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc và thưa dần.
Bệnh lý viêm nhiễm da đầu
Các loại nấm tóc ký sinh trên các tế bào chết của tóc và chúng dễ dàng lây lan ra toàn bộ da đầu. Dẫn đến các loại viêm da đầu, nhiễm trùng…. khiến tóc thưa yếu, dễ rụng. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh nấm tóc, bệnh có thể gây rụng tóc từng mảng lớn và có thể dẫn đến hói đầu.
Rối loạn hệ thống miễn dịch ( bệnh lý tự miễn)
Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể có thể bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố lạ xâm nhập, dẫn đến cơ thể hình thành kháng thể để đào thải các tế bào nang tóc. Trong đó đặc biệt là tế bào mầm tóc bị hủy hoại dẫn đến quá trình rụng tóc đến nhanh và sớm hơn bình thường.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Ở phụ nữ, hội chứng buồng trứng đa nang gây ra mất cân bằng hormone làm cho cơ thể sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam thay vì nội tiết tố nữ. Bệnh này thường gây tình trạng rụng tóc nhiều, trong khi lông ở mặt và những nơi khác trên cơ thể thì lại mọc nhiều hơn mức cần thiết.
Thiếu máu, thiếu chất
Quá trình nuôi tóc tiêu tốn khá nhiều dưỡng chất để có một mái tóc chắc khỏe trong khi đó ở nữ giới lại dễ thiếu hụt máu và các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, protein, sắt… do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở hoặc bữa ăn không đủ chất. Khi hàm lượng dinh dưỡng không đầy đủ, các tế bào mầm tóc bị thiếu nuôi dưỡng, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.
Nồng độ biotin thấp và các triệu chứng
Từ “biotin” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại, nghĩa là “cuộc sống” hoặc “chất bổ dưỡng”. Vitamin nhóm B – và đặc biệt là vitamin B7, giúp giữ cho da, tóc, mắt, gan và hệ thần kinh của bạn khỏe mạnh. Hầu hết mọi người đều nhận đủ lượng vitamin H cần thiết từ chế độ ăn uống lành mạnh.
Không có xét nghiệm giúp phát hiện nồng độ biotin thấp. Vì vậy tình trạng này thường được xác định bởi các triệu chứng, bao gồm:
- Tóc mỏng, rụng tóc;
- Móng giòn;
- Đau cơ;
- Thay đổi ngoài da, phát ban đỏ có vảy quanh mắt, mũi và miệng;
- Lưỡi đỏ tươi, sưng và đau;
- Khô mắt;
- Có vết nứt ở khóe miệng
- Trầm cảm;
- Mệt mỏi, chán ăn;
- Ảo giác, mất ngủ;
- Ngứa ran ở tay và chân.
Nguyên nhân rụng tóc thường gặp
Di truyền
Rụng tóc kiểu hói Androgentic là một rối loạn di truyền phụ thuộc liên quan đến nội tiết tố androgen (androgenetic alopecia) và sự gia tăng bất thường của enzyme 5 alpha-reductase trong cơ thể. Dạng rụng tóc kiểu hói này có thể ảnh hưởng đến đa số cả nam và nữ giới.
Tuổi tác
Theo tuổi tác, sự phát triển của tóc cũng sẽ dần chậm lại. Tại một số thời điểm, nang tóc ngừng phát triển – điều này khiến tóc mỏng và thưa hơn.
Rối loạn nội tiết tố và một số bệnh lý
Thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh con, mãn kinh … là một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng vĩnh viễn hoặc tạm thời. Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể gây rụng tóc như: bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch hay nhiễm trùng da đầu gây ra bởi nấm …
Sử dụng thuốc
Một số thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp, thuốc chống đông, thuốc điều trị ung thư … có thể gây ra hiện tượng rụng tóc.
Hầu hết tình trạng rụng tóc do thuốc có thể phục hồi sau thời gian dùng thuốc. Do đó, không nên quá lo lắng và căng thẳng, vì stress cũng làm gia tăng lượng tóc rụng đấy.
Cách hỗ trợ giảm rụng tóc tại nhà
Tóc rụng nhiều không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây lo lắng về mặt tâm lý do đó, xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt là điều rất quan trọng. Mặc dù bạn không thể thay đổi các nguyên nhân rụng tóc do tuổi tác, di truyền nhưng thay đổi thói quen cũng như chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng sẽ giúp hỗ trợ kích thích mọc tóc, hỗ trợ cải thiện tình trạng rụng tóc.
Chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho tóc
Những thực phẩm tốt cho tóc mà bạn cần bổ sung:
- Biotin (Vitamin B7): có nhiều trong bột đậu nành, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt …
- Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: cá hồi, thịt bò, hàu …
- Omega – 3: đây là chất béo quan trọng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, chỉ có thể bổ sung bằng thực phẩm hàng ngày như: cá hồi, cá thu, hạt bí ngô, quả óc chó, …
- Sắt: khoáng chất này có nhiều trong thịt đỏ, súp lơ, xà lách …
- Vitamin C: có nhiều trong các loại hoa quả như cam, kiwi, ổi, đu đủ …
- Nước: Cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là cách để cung cấp đủ độ ẩm cho mái tóc khỏe đẹp.
Bổ sung thực phẩm ngăn rụng tóc
Ngoài việc chăm sóc tóc thông qua chế độ ăn uống, hiện nay các thực phẩm bảo vệ tóc, hỗ trợ cải thiện và duy trì mái tóc khỏe mạnh, giúp tóc chắc khỏe đang được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn giúp mái tóc khỏe mạnh nhanh chóng như Biotin Natrol 5.000mcg từ USA
Viên ngậm Biotin Natrol 5.000mcg chống rụng tóc
- Xuất xứ: Mỹ.
- Quy cách: 5.000mcg – 250 viên/hộp.
- Viên ngậm
- Hương dâu dễ chịu
Cách sử dụng hiệu quả Biotin Natrol 5.000mcg
- Nên ngậm 1 viên 1 lần mỗi ngày ngay- sau- bữa- ăn.
- Ngậm liên tục trong 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt hẳn.