Dùng kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học

Dù nắng nóng, mây mù hay mưa gió bão bùng, làn da bạn lúc nào cũng nằm trong tình trạng bị đe dọa bởi tia tử ngoại. Và kem chống nắng chính là “siêu anh hùng” ngày ngày thầm lặng bảo vệ để làn da bạn luôn khỏe mạnh. 

Mục lục nội dung

Tia UV

Khái niệm

Tia UV (từ tiếng Anh Ultraviolet) hay còn được gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại, là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ tia cực tím bao gồm thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200nm) và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10nm).

Phận loại tia UV

Khi quan tâm đến tác hại của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần:

  • Nhóm UVA (tia cực tím bước sóng A) 95% tia nắng mặt trời là UVA. Tác hại của tia cực tím bước sóng A là khiến da của chúng ta nhăn nheo. Oxit kẽm và oxit titan rất hiệu quả trong việc chống tia UVA.
  • Nhóm UVB (tia cực tím bước sóng B) gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da.
  • Nhóm UVC: Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển. Tia sáng này có thể tiêu diệt acid nucleic trong các tế bào, phá hủy ADN tồn tại trong các cơ thể sống… UVC chính là thứ ánh sáng ma quái ám ảnh sự tồn tại và sự sống của loài người trên trái đất. Đây là loại tia gây hại nhất.

Tuy nhiên có hai loại tia cực tím cơ bản chiếu tới mặt đất là UVB và UVA.

UVB va UVA

Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ, thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide, trong đó, Titanium dioxide là thành phần có tác dụng chính. Kem chống nắng vật lý có khả năng tạo ra một lớp màng chắn bảo vệ da, giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia UV, khiến chúng không để đi xuyên qua da

Ưu điểm kem chống nắng vật lý

  • Kem chống nắng vật lý tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học
  • Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và tia UVB
  • Kem chống nắng vật lý ít gây kích ứng cho da, phù hợp với các bạn có làn da nhạy cảm hay da dễ bị kích ứng (nóng, đỏ, rát) khi tiếp xúc với ánh nắng do khả năng làm dịu da tốt.
  • Kem chống nắng vật lý tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài

Nhược điểm kem chống nắng vật lý

  • Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn, da đổ dầu gây tối và sạm màu da.
  • Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phải hoạt động ngoài trời nhiều hoặc phải tiếp xúc với nước, kem chống nắng vật lý sẽ không phù hợp.
  • Kem chống nắng vật lý thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da. Do đó đây sẽ là nhược điểm đối với các bạn có làn da ngăm.
  • Kem chống nắng vật lý cũng khó tiệp màu với lớp nền trang điểm
Xem thêm:  Mẹo giúp tóc mọc nhanh đón Tết 2023

Cơ chế của kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý tạo ra một lớp màng chắn bảo vệ da, giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia UV, khiến chúng không để đi xuyên qua da. Kem nằm trên da như một lớp áo bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.

kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hoá học là loại kem chống nắng hữu cơ với thành phần chính như sau: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thu, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Kem chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ, không màu, không mùi và được đánh giá cao hơn kem chống nắng vật lý về khả năng chống lại tia UV.

Ưu điểm kem chống nắng hoá học

  • Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít do vậy sẽ dễ thoa đều trên da và ít gây bít tắc lỗ chân lông, thuận tiện cho việc sử dụng hàng ngày.
  • Kem chống nắng hóa học không để lại vệt trắng bệt trên da, dễ thấm vào da và không làm da bị bóng dầu.
  • Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý
  • Kem chống nắng hóa học dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
  • Kem chống nắng hóa học có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng
  • Kem chống nắng hóa học có công thức dễ bổ sung thêm các thành phần điều trị như peptide và enzyme và các thành phần dưỡng da khác

Nhược điểm kem chống nắng hoá học

  • Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt các bạn có làn da nhạy cảm. Độ SPF càng cao càng dễ gây kích ứng.
  • Kem chống nắng hóa họckém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại.
  • Kem chống nắng hóa học có thể gây khó chịu cho mắt, gây chảy nước mắt
  • Các bạn da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học dễ bị nổi mụn.
  • Kem chống nắng hóa học sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng.
  • Kem chống nắng hóa học có thể gây ra sự gia tăng các đốm màu có sẵn và làm đổi màu da, khiến da sậm màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (Sunscreen hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da)

Cơ chế của kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Kem chống nắng hóa học gồm nhiều thành phần khác nhau như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…, mỗi thành phần sẽ có khả năng ngăn được một loại tia UVA hoặc tia UVB.

Xem thêm:  Kỹ năng mềm ngành chăm sóc sức khỏe cần có

Các thành phần hóa học trong kem sẽ kết hợp với nhau tạo thành một phức hợp ngăn được cả tia UVA và UVB.

kem chống nắng hoá học

Dùng kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp cho các đối tượng khác nhau. Vậy để chọn được loại kem chống nắng phù hợp, trước hết bạn phải hiểu về làn da và nhu cầu của chính mình.

Với làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng

Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng hay đang mắc hội chứng Rosacea (hội chứng đỏ mặt), kem chống nắng vật lý với các thành phần lành tính sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Ngoài ra, kem chống nắng vật lý cũng phù hợp với các nàng có làn da khô, da thường.

Với làn da dầu

Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh và dễ tiệp màu da là lựa chọn phù hợp với các bạn có làn da dầu hoặc bạn muốn lớp kem chống nắng đồng thời trở thành một lớp nền trang điểm nhẹ nhàng.

Kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn xuất hiện loại kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học. Trong thành phần của loại kem này gồm cả các chất hóa học và các chất có khả năng phản xạ tia UV như titanium dioxide. Nhờ kết hợp giữa các thành phần trên, loại kem này đã khắc phục được nhược điểm của các loại kem chống nắng vật lý hay hóa học trước kia nhưng vẫn bảo vệ làn da một cách toàn diện.

Kem chống nắng là loại mỹ phẩm được sử dụng hằng ngày, bất kể bạn đã đeo khẩu trang hay mặc váy chống nắng vì tia UV vẫn xuyên qua được các vật dụng che chắn thông thường đó. Do đó việc lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp, hiệu quả là vô cùng quan trọng.

lựa chọn kem chống nắng

Quy trình sử dụng kem chống nắng

Bôi kem chống nắng đúng cách chắc chắn sẽ giúp kem chống nắng phát huy tối đa công dụng của nó. Ngược lại, nếu sử dụng sai trình tự kem chống nắng không những không giúp bảo vệ da tốt mà còn gây ra một số ảnh hưởng không mong muốn như: bít tắc lỗ chân lông, da bóng dầu, nổi mụn,…

Làm sạch với nước tẩy trang và sữa rửa mặt

Buổi tối là thời điểm để da thải độc, vì thế, sau một đêm ngủ dậy, da sẽ tiết ra nhiều bã nhờn, độc tố. Chưa hết bụi bẩn trong không khí cũng sẽ ảnh hưởng đến làn da. Do đó, sử dụng nước tẩy trang dịu nhẹ để làm sạch da mỗi buổi sáng là rất cần thiết.

Sau khi tẩy trang, rửa mặt bằng sữa rửa mặt là bước tiếp theo bạn cần thực hiện. Bước này sẽ giúp làm sạch sâu hơn, giúp se khít lỗ chân lông, hạn chế được sự xâm hại không đáng có của mỹ phẩm, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ gây ra mụn. Đồng thời cũng giúp da dễ hấp thụ được các dưỡng chất của các sản phẩm ở bước tiếp theo.

Xem thêm:  Top 8 màu son HOT nhất 2022

Sử dụng toner

Ngay sau khi rửa mặt và lau khô bạn có thể sử dụng thêm toner hoặc nước hoa hồng để giúp cân bằng da và giúp làm sạch da tối đa. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu cảm thấy không cần thiết.

Dưỡng ẩm cho da

Như đã nói trên, việc dưỡng ẩm cho da rất quan trọng, giúp da được cấp ẩm, mềm mịn suốt cả ngày và còn giúp giữ kem chống nắng trên da lâu hơn. Do đó, bạn không nên chủ quan mà bỏ qua bước này nhé!

Chú ý: Sau khi sử dụng dưỡng ẩm bạn nên chờ 3-5 phút để dưỡng ẩm thấm hết vào da rồi tiếp tục sử dụng kem chống nắng.

Thoa kem chống nắng

Để thoa kem chống nắng bạn lấy một lượng kem vừa đủ bôi lên toàn bộ khuôn mặt, cả vùng cổ và tai. Chú ý, thoa nhẹ nhàng và không chà xát da mặt để tránh da bị kích ứng. Vỗ nhẹ để kem chống nắng thẩm thấu vào da hoàn toàn.

Nên thoa kem chống nắng từ 20-30 phút trước khi đi ra ngoài dù là kem chống nắng vật lý hay hóa học, vì điều này sẽ hạn chế sự tổn thương da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Không ở quá lâu ngoài nắng ngay cả khi đã sử dụng sản phẩm chống nắng. Tránh dùng cho vùng da quanh mắt. Trường hợp tiếp xúc với mắt, phải rửa ngay lập tức.

Thoa lại kem chống nắng

Theo các chuyên gia, kem chống nắng thông thường hoặc những sản phẩm dưỡng ẩm chứa thành phần chống nắng không được thiết kế dành riêng để đi bơi hoặc dùng cho các hoạt động ra mồ hôi nhiều. Vậy nên, hiệu quả bảo vệ da sẽ biến mất hoặc giảm nếu bạn không thoa nhắc lại.

Nhìn chung thì việc thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ sẽ giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời tốt hơn. Tuy nhiên, điều này còn có thể tùy thuộc vào từng loại kem chống nắng, nếu là kem chống nắng hóa học thì nên thoa lại sau mỗi 2 giờ , nhưng là kem chống nắng vật lý thì thời gian thoa lại sẽ lâu hơn.

Cách thoa lại kem chống nắng:

Để thoa lại kem chống nắng, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

  1. Cách 1: Tẩy trang – Bôi kem dưỡng – Thoa kem chống nắng.
  2. Cách 2: Dùng Toner làm sạch – Thoa kem chống nắng.
  3. Cách 3: Xịt khoáng – Thoa kem chống nắng.

Tùy vào từng trường hợp, điều kiện và môi trường làm việc mà bạn có thể chọn cách thoa lại kem chống nắng phù hợp nhất với mình.

9 Khu vực không thể quên khi bôi kem chống nắng

  • Kem chống nắng ở góc mắt
  • Kem chống nắng ở bọng mắt
  • Kem chống nắng ở vành tai
  • Kem chống nắng ở viền tóc
  • Kem chống nắng ở cánh mũi
  • Kem chống nắng ở da dưới chóp mũi
  • Kem chống nắng ở môi
  • Kem chống nắng ở vùng quanh nhân trung
  • Kem chống nắng ở gáy

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.