Đau mắt đỏ chữa được nếu như phát hiện sớm và có phương án điều trị hợp lý. Bệnh thường khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện chậm hoặc đưa ra phương án chữa trị không hợp lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, viêm giác mạc thậm chí là mù lòa.
Mục lục nội dung
Đường lây của bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như:
- Nước bọt, ghèn mắt, nước mắt… khi người lành dùng chung khăn mặt với người bệnh.
- Tay có dính dịch tiết của bệnh đau mắt đỏ và đụng vào mắt người khác.
- Đau mắt đỏ lây qua những hạt nước nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.
- Đau mắt đỏ lây qua việc cầm nắm những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (tay nắm cửa, điện thoại, khăn…) rồi đưa tay dụi lên mắt.
- Lây qua nguồn nước bị nhiễm khuẩn (ví dụ nước hồ bơi)…
- Vì đau mắt đỏ là bệnh lây theo đường hô hấp, việc một người bị đau mắt đỏ có thể lây cho cả nhà hay cả cơ quan là rất phổ biến. Bệnh đau mắt đỏ có miễn dịch ngắn hạn nên chỉ sau thời gian ngắn người bệnh khỏi có thể vẫn bị tái nhiễm.
- Đau mắt đỏ không lây khi nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ phải đeo kính râm
Khi bị đau mắt đỏ, ngoài các thuốc đặc trị, bác sĩ còn khuyên bệnh nhân đeo kính râm. Đeo kính khi bị đau mắt đỏ nhằm bảo vệ mắt khi ra đường, để chống bụi, chống gió, giúp cho bệnh nhân đỡ khó chịu, tránh bệnh tình diễn biến nặng hơn.
Ngoài ra, đeo kính còn có mục đích thẩm mỹ, giúp người bệnh tự tin khi tiếp xúc người khác chứ không có tác dụng ngăn ngừa lây truyền bệnh. Tuy nhiên, dù mục đích sử dụng tạm thời trong thời gian bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng tránh sử dụng loại kính mà khi đeo mình cảm thấy nhức mắt, chóng mặt.
Chọn kính râm cho người bị đau mắt đỏ
- Người đang bị đau mắt đỏ không nên mua kính ở những sạp bán kính ở vỉa hè, bởi đây là những sạp kính bán hàng kém chất lượng, không đảm bảo sạch sẽ, rất hại cho mắt, tăng nguy cơ bội nhiễm và làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh.
- Nên chọn tròng kính ôm kín mặt, có độ che chắn tốt với tròng râm và trong suốt thích hợp theo từng hoàn cảnh và tiện dụng cho người bệnh.
- Lưu ý, người đau mắt đỏ không nên đeo kính râm màu tối mà phải dùng kính trong suốt vào ban đêm hoặc khi ở trong phòng làm việc, tránh việc thiếu ánh sáng gây mỏi mắt.
- Nên chọn kính có tròng màu đen, màu xám khói hoặc xanh lá khi ra ngoài trời để làm dịu mắt hơn. Không nên đeo kính có tròng màu tươi sặc sỡ như: màu nâu, vàng, cam, đỏ… khi ra nắng, vì tròng những kính này thường sẽ tạo cảm giác ánh sáng gay gắt hơn, gây nóng và chói mắt của người bệnh.
- Khi bị đau mắt đỏ, ngoài đeo kính râm như thông thường, người đau mắt đỏ nên đeo thêm khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.
Chữa đau mắt đỏ như thế nào?
- Đau mắt đỏ do virus: Bệnh tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể tự chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề; rửa mặt bằng nước lạnh và sạch và nhỏ nước mắt nhân tạo. Nếu bị dử mắt, hãy đắp một lát chanh lên ống tuyến lệ, mi mắt.
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn: bác sĩ sẽ kê toa bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc mỡ tra mắt để điều trị.
- Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu biết; bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm tình trạng dị ứng; Nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa.
Chế độ ăn uống khi đau mắt đỏ
Những người bị đau mắt đỏ có cảm giác nóng ở mắt, cộm xốn rất khó chịu. Đây là một bệnh lành tính có thể tự hết trong 7-10 ngày, tuy nhiên muốn khỏi nhanh người bệnh cần kết hợp thuốc và chế độ ăn uống đúng cách.
Thực phẩm cần hạn chế
- Hải sản như tôm, cá, ốc; Rau muống (vì sẽ sinh ra nhiều ghèn);
- Chất kích thích, đồ uống có ga;
- Mỡ động vật và không được tùy ý sử dụng kháng sinh.
Thực phẩm nên sử dụng
- Các thực phẩm như Cà rốt, Rau xanh (trừ rau muống), ớt chuông cam, lòng đỏ trứng, Dầu cá, Chất chống oxy hóa astaxanthin, Quả việt quất.
- Khi đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị, cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Đau mắt đỏ tái phát nhiều lần có nguy hiểm không?
Đau mắt đỏ là căn bệnh cấp tính, thường do virus, có kèm theo bội nhiễm – bệnh có thể phát thành dịch và dễ lây lan qua tiếp xúc. Việc chúng ta bị tái phát vài lần trong năm là có thể nếu bạn vệ sinh mắt không tốt hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và được tư vấn điều trị chi tiết.